Ý nghĩa hình tượng đôi hạc đứng trên lưng rùa

Ý nghĩa hình tượng đôi hạc đứng trên lưng rùa

Ngày đăng: 29/08/2023 04:11 PM

    Ý nghĩa đôi hạc đứng trên lưng rùa

    Ý Nghĩa Hình Ảnh Chim Hạc

    - Theo quan niệm dân gian, Hạc được xem là loài chim tiên và hình ảnh của nó thường xuất hiện với các vị thần tiên. Vì vậy, người xưa cho rằng loài chim này mang khí phách và phong độ của các bậc tiên nhân đạo sĩ. Tương truyền rằng các vị tiên nhân thường cưỡi Hạc để đi khắp nhân gian và nó thường được gọi là “Hạc giấy” hay “Hạc ngự”. Hình ảnh thọ tinh cưỡi bay trong không trung, bát tiên chắp tay đứng nhìn được thể hiện rất rõ trong tranh cát tường có “quần tiên hiển thọ”. Do vậy, hình ảnh Hạc luôn được xem là biểu trưng cho những gì thanh cao nhất cùng với sự thoát tục và trường thọ.

    - Hạc thờ với kích thước cao lớn tượng trưng cho ước mong phát triển của gia chủ. Đồng thời, chiếc mỏ dài và nhọn của Hạc được ví giống như mũi tên của sự vận động. Không những thế, hình tượng Hạc ngậm viên ngọc minh châu còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt hơn nữa đó là tượng trưng cho sự quyền quý, cao sang. Ngoài ra, hình tượng Hạc ngậm hoa sen còn mang tính chất biểu trưng cho tâm hồn thanh tịnh, sự thanh khiết cũng như giác ngộ trong con người. 

    - Hạc với thân hình khom được xem là biểu tượng cho bầu trời và sự gầy, dài của đôi chân hạc chính là biểu tượng cho cột chống trời. Bên cạnh đó trên đầu hạc còn thường được thiết kế đội nến hoặc đội đèn thể hiện cho sự tôn sùng chân lý cũng như ánh sáng giác ngộ tâm hồn con người, xua đi những tối tăm, u ám đang ngự trị. 

    Ý Nghĩa Hình Ảnh Con Rùa

    - Theo quan điểm của người Việt, Rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó, Rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.

    => Rùa và Hạc là 2 loài vật rất thân nhau. Rùa- loài vật dưới nước, biết bơi. Hạc loài vật trên trời, biết bay. Khi trời làm mưa lũ cả một vùng rộng lớn . Hạc không biết bơi, Rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp Rùa đi tìm tới các ao hồ .Như vậy, hình ảnh đôi Hạc cưỡi lưng Rùa còn thể hiện cho lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

    => Trong đạo giáo, đặc biệt là Đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc, coi đó là loài chim trên cao, loài chim của các đức tối cao và lấy đó là tượng trưng cho những thế lực siêu nhiên sự thanh cao , tinh túy và những mong ước tốt đẹp. Người ta trưng bày Hạc ở những nơi trang nghiêm, ở những vị trí quan trọng trong căn nhà, ở những nơi thờ, cúng.

    => Đôi Hạc đứng trên lưng Rùa bằng đồng trên bàn thờ gia tiên còn được sử dụng như một liệu pháp “ Trấn phong thủy” ngăn chặn tà, xấu vào nhà.

    Chọn ví trí và cách đặt hạc thờ

    Hạc đứng trên lưng Rùa là một trong những Bộ đồ thờ phổ biến tại tất cả các gia đình, đình chùa ở Việt Nam, vậy vị trí đặt Hạc đứng trên lưng Rùa sao cho đúng vị trí:

    - Tốt nhất là đặt Hạc ở hướng Nam, vì nó sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt.

    - Hướng Tây sẽ đem lại sự may mắn cho con cái của bạn, trong khi hướng Tây Bắc là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng.

    - Đặt Hạc ở hướng Đông sẽ có lợi cho con trai và cháu trai.