Tranh chữ tâm, ý nghĩa tranh chữ tâm, giá bán tranh chữ tâm bằng đồng

Tranh chữ tâm, ý nghĩa tranh chữ tâm, giá bán tranh chữ tâm bằng đồng

Ngày đăng: 30/08/2023 09:34 AM

    Khi nhắc đến “tâm” là nhắc đến trái tim, lòng dạ, lương tâm con người. Mọi hành động của con người đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện thì suy nghĩ và hành động đúng đạo lí, lẽ phải; tâm không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.

    Ý nghĩa chữ “TÂM” trong “Thư pháp” và “Phật giáo”

    Văn hoá Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì chữ “Tâm” đã trở nên rất đỗi thân thương và bình dị, càng bình dị hơn khi nó chứa đựng trong mình những ý nghĩa hết sức to lớn. Với một chữ “Tâm” thôi cũng đã hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực, được đàm đạo trong nhiều thời kì và đến thời nay nó vẫn là đề tài được bàn luận sôi nổi. Bao đời nay thì Chữ TÂM luôn được coi trọng và đề cao bởi “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

    Ý nghĩa chung của chữ “Tâm”

    Chữ “tâm “theo nhiều trường phái triết học và tôn giáo sẽ có những ý nghĩa riêng nhưng quy tụ chung về những đặc điểm sau:

    Khi nhắc đến “tâm” là nhắc đến trái tim, lòng dạ, lương tâm con người. Mọi hành động của con người đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện thì suy nghĩ và hành động đúng đạo lí, lẽ phải; tâm không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.

    Chữ “tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui. Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.

    Vậy nên hãy để tâm của mình đặt lên ngực để yêu thương, đặt lên tay để giúp đỡ người khác, lên mắt để thấy được nỗi khổ của tha nhân, lên chân để may mắn chạy đến với người cùng khổ, lên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, lên tai để nghe lời góp ý của người khác, lên vai để chịu trách nhiệm…

    Ý nghĩa chữ tâm trong phật giáo

    Khái niệm “tâm” của Phật Giáo không đơn giản như các học giả phương Tây lầm tưởng. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật Giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật Giáo mở đầu như sau: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Một cách khái quát, qua các kinh điển Phật Giáo  người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:

    Nhục đoàn tâm (肉團心)

    trái tim thịt (Phật Giáo không để ý nhiều tới nghĩa này). Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật giái, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).

    Tinh yếu tâm (精要心)

    Chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).

    Kiên thực tâm (堅實心)

    Là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).

    Liễu biệt tâm (了別心) [3]

    Gồm sáu loại nhận thức đầu trong tám thức , tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.

    Tư lượng tâm (思量心) còn gọi là Mạt-na thức (末那識)

    Thức thứ bảy trong tám thức. Một trong các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ tám (A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì vậy mà tạo ra chấp ngã, là bản ngã, cái tôi của con người (ego-consciousness). Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác với thức thứ sáu. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã: “Mạt-na nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức sở y: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là chỗ y cứ của ý thức” (Du-già sư địa luận)

    Tập khởi tâm (集起心) còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) dịch nghĩa là tạng thức (藏識)

    Chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý; là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức hay tiềm thức: “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo: Tất cả những gì trong thế gian. Đều là do tâm tạo” (Kinh Hoa Nghiêm)

    Phật Giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một cục hay một khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh.

    Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm thức đầu tiên của kiếp sau. Duy Thức học khai triển thêm tâm thức là cái biết, căn bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử …

    Tóm lại, dù nhìn dưới khía cạnh nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ tâm. Một thứ là tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật.