Tìm hiểu về nguồn gốc chuông chùa tại Việt Nam

Tìm hiểu về nguồn gốc chuông chùa tại Việt Nam

Ngày đăng: 31/08/2023 02:21 PM

    Từ rất lâu, chuông chùa và tiếng chuông đã là đại diện không thể thiếu trong các nhà chùa, đạo Phật. Tiếng chuông chùa giúp con người thức tỉnh và cũng để báo những hoạt động hằng ngày của ngôi chùa đó. Hãy cùng Đồ đồng Việt (cung cấp đồ đồng Đại Bái cao cấp) tìm hiểu về nguồn gốc của chuông chùa

     

     

    Phân loại chuông chùa

    Phạn Chung (chuông Phạn): Cũng gọi là “đại chung”, “hồng chung”, “hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối.

    Bán chung (chuông bán): còn được gọi là “hoán chung” hoặc “tiểu chung.” Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại 1 góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là “ hành lễ chung.” Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng “bán chung” này, nhưng cũng không có kích thước cố định.

     

     

    Nguồn gốc của chuông chùa

    Không ai có thể khẳng định chính xác thời gian những chiếc chuông được đưa vào và trở thành đại diện không thể thiếu trong chùa. Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều cho rằng quá trình đưa chuông vào tu viện và được sử dụng rộng rãi trong các chùa chiền Trung Quốc vào thời kỳ nào không được xác định. Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 TCN- 89 TCN).

    Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TCN. Những chiếc chuông đầu tiên là chuông đồng với những âm thanh vang rõ.

    Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.

    Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là chốn U Minh. Như vậy, có thể nói, Chuông chùa đã có khoảng hơn 2000 năm và rất có thể nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Trên đây là một số thông tin về phân loại và nguồn gốc của chuông chùa. Hy vọng, đã cung cấp cho bạn đọc thêm những kiến thức mới liên quan đến tâm linh, Phật giáo.