Quy trình chế tác đồ đồng tại công Ty Đồ đồng Việt

Quy trình chế tác đồ đồng tại công Ty Đồ đồng Việt

Ngày đăng: 29/08/2023 03:21 PM

    Quy trình chế tác đồ đồng tại công Ty Đồ đồng Việt, Đồ đồng, đặc biệt là tượng đồng là những vật dụng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước những sản phẩm đồ đồng ngày càng được ưa chuộng và có giá trị tinh thần lớn trong đời sống nhân dân, mời quý vị cùng Đồ đồng việt tìm hiểu về quy trình chế tác những sản phẩm bằng đồng như sau.

     

     BẬT MÍ QUY TRÌNH CHẾ TÁC TẠI THƯƠNG HIỆU ĐỒ ĐỒNG VIỆT
      Mời quý vị cùng Đồ đồng việt tìm hiểu về quy trình chế tác đồ đồng gồm những công đoạn gì? kỹ thuật ra sao? trải qua bao nhiêu bước để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện.


    Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu đúc đồng

    Chất liệu đồng là yếu tố quyết định để tạo nên một sản phẩm có chất lượng chính vì vậy mà khâu chọn lựa chất liệu luôn luôn phải cẩn thận, kỹ lưỡng sao cho chất liệu được sạch, được tốt và không có nhiều tạp chất để cho ra những sản phẩm ưng ý nhất. Và còn một yếu tố quan trọng nữa đó chính là tỷ lệ pha chế đồng trong một sản phẩm sao cho hợp lý.

    Bước 2: Tạo khuôn mẫu cho sản phẩm

       Để tạo được một sản phẩm trước tiên bạn cần phải có một khuôn mẫu cho ý tưởng của bạn (đối với tượng chân dung chúng ta cần có hình ảnh của đối tượng cần đúc) hoặc có thể dùng các khuôn mẫu của cơ sở đúc đồng Huy Hoàng mà các nghệ nhân đã tạo từ trước đó. Mẫu ở đây có thể được tạo bằng gỗ, thạch cao hoặc đất sét. Ngoài ra bước này cũng là bước để tạo ra một sản phẩm có những đường nét hoa văn tinh xảo cho nên các nghệ nhân đã mất rất nhiều thời gian để có những kiệt tác để đời tạo nên thương hiệu.

    Bước 3: Tạo khuôn đúc cho sản phẩm

       Quy trình tạo khuôn là công đoạn khó khăn nhất bởi nó đòi hỏi từ tính thẩm mỹ đến kỹ thuật đúc đồng cho nên các nghệ nhân cần phải có tay nghề cao mới làm được điều này. Các nghệ nhân cần phải có năng khiếu về tính tạo hình, tính tỉ mỉ để có thể làm được những sản phẩm như đỉnh đồng, hoành phi câu đối đồng, và các sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ khác. Cách tạo khuôn mẫu như sau: chọn những loại đất tốt pha trộn với vỏ chấu và giấy gió để làm khuôn âm bản, sau đó dùng bùn đất, chấu và bột chịu nhiệt làm cốt lõi bên trong sản phẩm. Tiếp theo chúng ta mang khuôn vừa tạo xong mang đi phơi trong vòng 10 - 20 ngày rồi mới có thể làm tiếp.

    Bước 4: Nung khuôn và nấu đồng

    Với những khuôn bằng đất sét sau khi phơi xong, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt chúng ta sẽ tiến hành mang khuôn đi nung lại lần nữa. Trong lúc chờ đợi nung lại khuôn chúng ta sẽ bắt đầu nhóm lò luyện đồng lấy nước. Lúc này đồng sẽ được nung ở nhiệt độ rất cao khoảng 1200 độ C. Sau khi đồng được nung nóng chảy ra các nghệ nhân sẽ pha thêm một chút kim loại khác vào như chì, kẽm hoặc thiếc theo đúng yêu cầu của khách. Để có thể làm cho các kim loại nóng chảy hoàn toàn thì lúc này nhiệt độ sẽ được tăng lên khoảng 1250 độ C và quá trình này sẽ được kéo dài trong vòng 10 tiếng đồng hồ thì mới có thể đem dung dịch bằng đồng đã được nung mang đi rót vào khuôn. Trong quá trình dung luyện đồng cần phải chú đến một điều nữa là khuôn đồng cũng phải được nung đỏ đều nếu không để nguội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm. Và đây cũng là công đoạn khó nhất cho nên cần phải đòi hỏi những người nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc này để dung dịch đồng có thể chảy hết vào khuôn.

    Bước 5: Rót đồng vào khuôn

    Sau khi được nung 10 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ cao chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành rót đồng vào khuôn một các nhẹ nhàng và nhanh chóng. Các sản phẩm sẽ có kích thước nhất định cho nên sau khi rót xong sẽ cần phải đợi thêm mất vài ngày rồi mới được mang đi dỡ khuôn. 

    Bước 6: Dỡ khuôn, sửa nguội

    Sau khi các sản phẩm nguội đi rồi chúng ta sẽ chuyển qua dỡ khuôn và sửa nguội để các sản phẩm này trở lên hoàn thiện hơn. Bình thường sau khi dỡ khuôn xong chúng ta sẽ  phải mài sạch, đánh bóng, chảm khảm các nét hoa văn  và lấy màu theo yêu cầu của khách hàng đã đưa ra.

    Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm

    Tuỳ theo yêu cầu, kích thước, mẫu mã của sản phẩm mà hoàn thành nhanh chóng giúp cho khách hàng có thể thích thú và ưa chuộng các sản phẩm nhiều hơn.

    Có một điều cần chú ý đó chính là tỷ lệ pha trộn đồng với các kim loại khác cần phải tuân theo đúng kinh nghiệm và quy tắc chứ không nên tham rẻ hoặc tham giàu mà pha gian lận sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

    Ví dụ: Đối với tượng bán thân tỷ lệ cần pha: Đồng 92% + Thiếc 5% + Chì 3%

    Nhưng đối với tượng ngoài trời thì tỷ lệ: Đồng 85% + Thiếc 9% + Chì 3% + Kẽm 2% + Niken 1%