Những nguyên tắc cần biết khi đi lễ chùa

Những nguyên tắc cần biết khi đi lễ chùa

Ngày đăng: 29/08/2023 03:00 PM

    Lời khấn không cần có một mẫu thức nhất định, nhưng sự thành tâm là bắt buộc phải có

    Đi lễ chùa là để cầu xin bình an, hạnh phúc tới cho bản thân, gia đình và cho tất cả mọi người. Khi lễ Phật, sự thành tâm là quan trọng nhất. Theo giáo lý nhà Phật, nếu không có sự thành tâm, thì không những lời cầu nguyện không linh nghiệm, mà công đức tiêu tán, thậm chí rước tai họa tới nhà. Không có một quy tắc nhất định nào cho lời khấn. Tùy từng nơi, từng vùng, từng chùa mà lời khấn có thể khác nhau. Lời khấn cơ bản nhất là “Nam mô A di đà Phật”, sau đó xưng tên họ và nêu lên điều mình mong ước. Khi khấn Phật, sự thành kính, nghiêm trang là điều bắt buộc.

    Lưu ý với những lời cầu nguyện trên chùa

    Khi đi chùa, nhiều người thường cầu tất cả những điều liên quan đến gia đình và người thân. Thực tế, đức Phật chỉ phù hộ cho con người sự bình an, che chở cho chúng sinh nhân loại. Vì thế, khi đi chùa bạn cần thành tâm hướng tới đức Phật, thành tâm sám hối tội lỗi tham sân si. Không nên cầu công danh, tài lộc trên chùa. Thay vào đó bạn có thể cầu những điều này trong Đình, Đền để mong những may mắn. Cần chú ý một tâm can không có sự toan tính khi đi lễ thì mới có thể được đức Phật bảo vệ.

     

    đúc tượng phật

     

    Lưu ý về trang phục khi đi lễ chùa

    Trang phục đi lễ chùa thường là những bộ áo dài truyền thống hoặc những trang phục kín đáo. Tuyệt đối không được mặc các trang phục sặc sỡ, hở hang hoặc những bộ quần áo ngủ khi đi lên lễ chùa. Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

    Tiền Phật hậu Mẫu

    Điểm đặc biệt ở Việt Nam là hầu hết các chùa Việt Nam không chỉ có ban thờ Phật, mà còn có ban thờ các vị nhân thần trong các tín ngưỡng khác, ví dụ như các vị thánh trong đạo Mẫu. Bởi vậy nhân dân ta mới có câu “tiền Phật hậu Mẫu”.

    Khi đi lễ chùa, trước tiên bạn cần lễ ban Tam Bảo và các vị thánh thần trong đạo Phật. Sau đó, bạn tới lễ các các vị nhân thần trong các tín ngưỡng khác, sau đó tới lễ ở gian thờ các vị Tổ sư của chùa. Đó cũng là một trình tự hành lễ mà bạn có thể cân nhắc.

     

     

    Lưu ý về việc ra vào chùa

    Mỗi phật tử cần lưu ý khi lễ chùa là 'Vào phải ra trái'. Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Một lưu ý nữa khi đi chùa là không dẫm lên các đồ dùng trong chùa, bậu cửa mà cần phải bước qua để thể hiện sự kính trọng nơi cửa phật.

    Lưu ý khi sắm sửa lễ vật

    Dâng lễ lên chùa nên chọn các lễ vật chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không nên sử dụng lễ mặn ở nơi lễ chùa (chỉ được cúng lễ mặn tại ban thờ Đức Ông và ban thờ Mẫu). Đặc biệt, không dùng các đồ giả để đi lễ chùa như vàng mã, tiền âm phủ, hoa giả.. Dùng tiền thật để công đức nhưng không nên đặt tiền ở các vị trí khác nhau của Phật, nên đặt trong hòm công đức. Có thể công đức chùa bằng chuông đồng, lọ hoa bằng đồng hoặc các đồ thờ cúng khác

    Lưu ý khi dâng hương

    • Khi thắp hương cần sử dụng hương cháy
    • Cắm hương cần cắm thẳng, không cắm nghiêng lệch
    • Chỉ nên dùng một nén hương để thể hiện sự thành tâm và giảm bớt hỏa hoạn nơi chùa.
    • Không nên tùy tiện cắm hương vào bất kì vị trí nào ở chùa như gốc cây, đồ lễ, tay tượng...
    • Chỉ nên cắm hương vào bát hương
    • Không để hương bị tắt khi đang sử dụng
    • Không dùng cả gói hương để cắm một vị trí