Những lưu ý khi đúc tượng chân dung bằng đồng, địa chỉ đúc tượng đồng uy tín

Những lưu ý khi đúc tượng chân dung bằng đồng, địa chỉ đúc tượng đồng uy tín

Ngày đăng: 04/09/2023 02:19 PM

    Tìm hiểu về quy trình đúc tượng chân dung

    – Tuy không cần am hiểu sâu về quá trình đúc đồng nhưng các bạn khi có nhu cầu đúc tượng chân dung cũng nên biết sơ qua về nó bao gồm các bước chính là: điêu khắc tạo mẫu từ bức ảnh chân dung -> tinh chỉnh mẫu tượng đất sét -> ra khuôn thạch cao -> tạo vỏ khuôn, rót đồng vào khuôn -> tháo dỡ, làm nguội và hoàn thiện.

     

     

    2. Tìm hiểu chất liệu dùng để đúc tượng chân dung, tượng truyền thần

    – Tượng chân dung ông bà, cha mẹ, người đã khuất, tượng anh hùng liệt sỹ, tượng danh nhân…có thể được tạo hình truyền thần từ nhiều chất liệu khác nhau như: tượng sáp, thạch cao,…nhưng tốt nhất vẫn là chất liệu đồng vì những tính ưu việt của nó. Đồ đồng có tính chất bền, đẹp, lại hay được dùng trong thờ cúng nhất là trong văn hóa phương đông.

     

     

    Vậy có những loại đồng nào dùng để đúc tượng chân dung?

    – Thông thường đồng để đúc tượng có hai loại chính là đồng đỏ và đồng vàng ngoài ra còn có đồng tạp (hay còn gọi vui là đồng nát – là loại pha lẫn đồng đỏ, đồng vàng, đồng vụn không có định hình cụ thể)

    – Đồng đỏ được chia làm 2 loại chính là đồng dây điện và đồng nồi (nồi đồng của các cụ ngày xưa)

    – Đồng vàng cũng gồm 2 loại là đồng vàng xanh (đồng vỏ đạn, cát tút) và đồng vàng thau thông thường

    – Về giá thành thì đồng nồi xấp xỉ đồng cát tút > đồng dây điện > đồng thau > đồng tạp

    – Để đúc tượng chân dung thì tốt nhất là dùng đồng nồi hoặc đồng cát tút (đồng nồi được đúc nhiều hơn vì khi tính chất vật lý của nó, mềm hơn đồng vỏ đạn, dễ lấp đầy, dễ điêu khắc hơn). Các cơ sở đúc đồng thông thường hay dùng đồng dây điện hoặc đồng vụn để đúc (vì giá thành rẻ, dễ đúc, không đòi kỹ thuật đúc quá phức tạp)

     

     

    3. Lựa chọn cơ sở đúc tượng đồng chân dung uy tín, chất lượng

    – Đúc tượng đồng chân dung là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự liên kết đồng nhất, toàn diện giữa các khâu với nhau một cách vô cùng chặt chẽ (duy chỉ có khâu đắp mẫu, điêu khắc mẫu đất sét là có thể tách rời). Một cơ sở đúc tượng đồng chân dung uy tín, chất lượng luôn có những nhà điêu khắc giỏi, những người thợ cả lành nghề trong khâu đúc và những nghệ nhân có thể tạo hình, chế tác trên chất liệu đồng một cách tốt nhất. Khác với tượng danh nhân hoặc dân gian, điêu khắc tượng chân dung, truyền thần phải đúng với nguyên bản của từ “chân dung”, và “truyền thần”. Một bức tượng đạt sẽ không chỉ phải giống với hình ảnh mà còn phải truyền tải được cái hồn, cái thần của người được đúc.

     

     

    4. Tìm hiểu về giá thành đúc tượng chân dung

    – Giá thành đúc tượng chân dung, tượng truyền thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu đúc, kích thước, kiểu dáng, cơ sở đúc… nhưng thông thường sẽ dao động trong khoảng từ 15.000.000 – 20.000.000 một pho. Nếu dát vàng 9999 tượng sẽ mất thêm khoảng 8.000.000 – 10.000.000.

     

     

    5. Chế độ bảo hành cam kết của cơ sở đúc

    – Thông thường một pho tượng đúc xong ít ai nghĩ đến chuyện cam kết, bảo hành bởi vì theo ý nghĩ thông thường tượng đồng chả bao giờ hỏng, với lại để trên ban thờ ít khi nghĩ đến chuyện dịch chuyển. Quả đúng vậy, tượng đúc từ chất liệu đồng cho dù đúc không tốt cũng ít khi có vấn đề gì, chính vì thế một số cơ sở đúc để cạnh tranh giá thành có thể hạ thấp chất liệu đúc, giảm bớt công đoạn… đến khi có vấn đề sẽ rất khó để xử lí.