Những lầm tưởng về đạo phật mọi người hay mắc phải

Những lầm tưởng về đạo phật mọi người hay mắc phải

Ngày đăng: 29/08/2023 04:14 PM

    Người ta tin rằng, thờ Phật là để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, người đã tìm ra chân lý của con đường giải thoát, giác ngộ và dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi bằng trí tuệ và sự từ bi vô biên của mình. Chính nhờ đó mà mỗi ai đến chùa, dù là người theo đạo Phật hay không đều sẽ cảm nhận được sự an ủi, thanh tịnh trong lòng. 

     

    7 sự nhầm tưởng phổ biến về Phật giáo

    Dân tộc Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Việc đi lễ chùa thường diễn ra vào các ngày rằm, mùng 1, lễ tết…. Nhiều người Việt Nam đi chùa, lễ chùa rất chăm chỉ, nhưng không có hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ. Sẽ không tránh khỏi những nhầm lẫn mà đến giờ nay vẫn nghĩ chúng đúng.

     

    1. Nguồn gốc của Đức Phật

    Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Bởi, hiện Việt Nam đang tồn tại rất nhiều nhánh nhỏ của Đạo Phật như phái Tiểu Thừa, Phái Đại Thừa, Phái Mật Tông,.. hoặc bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng bản địa. Mỗi một phái nhỏ sẽ có những sự khác biệt từ kinh sách, tư liệu, câu chuyện. Thực tế, Đức Phật sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử. Đức Phật sinh ra không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian. Sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó mà thôi.

    Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… và chưa ai gặp ngoài đời cả.

    Những lầm tưởng về đạo phật mọi người hay mắc phải

     

    2. Mục đích của việc tu Phật

    Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết đau khổ, phiền muộn. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến người bình thường. Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật sẽ được Ngài che chở, ban cho vật chất, sau này về cõi Cực Lạc. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

     

    3. Các bộ kinh trong giáo lý là quan trọng nhất

    Giáo lý quan trọng nhất trong đạo Phật cũng chính là những giáo lý cơ bản nhất mà Đức Phật luôn nhắc đến trong mọi trường hợp, đó là Luật Nhân – Quả và Tứ Diệu Đế.Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, chúng ta càng dễ xa rời chân lý. Ai cho rằng các bài kinh có hiệu quả cao siêu hơn cả các giáo lý căn bản, đó là một suy nghĩ sai lầm vì vấn đề trong kinh điển đều để làm rõ hơn cho Luật Nhân – Quả và Tứ Diệu Đế mà thôi. Chưa có có nhiều kinh điển đã bị ngụy tạo hoặc chỉnh sửa không còn đúng với ý Phật nữa. Do vậy, người Phật tử chúng ta cứ nắm chắc giáo lý căn bản trước rồi tìm hiểu thêm các kinh điển cũng chưa hề muộn, lại yên tâm vì luôn theo đúng lời Phật nói.

    Những lầm tưởng về đạo phật mọi người hay mắc phải

     

    4. Niệm Phật đọc danh hiệu Phật là quan trọng nhất

    Nam mô A Di Đà Phật” là một câu niệm phổ biến và hầu như khiến nhiều người lầm tưởng. Đôi khi nhiều người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa. Thực ra, chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật hay thường xuyên nhớ đến Phật là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt. Do vậy, niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ không phải ở hình thức như nhiều người vẫn nghĩ.

     

    5. Người xuất gia, theo Đạo Phật đều phải ăn chay

    Ăn chay chỉ là một việc làm được khuyến khích chứ không phải là một loại quy định cấm kỵ trong đạo Phật, khi còn sống, Đức Phật cũng ăn mặn chứ không ăn chay. Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi thì mới thực hiện. Phải chăng ăn chay chỉ để tránh nhân quả, nghiệp báo? sau là tăng trưởng lòng từ bi với chúng sinh, gieo thiện duyên với chúng sinh.

     

    6. Đức Phật ban vật chất, thỏa mãn cầu mong

    Ngày nay hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa người tu hành ít nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ ban cho nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái, thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật.

    Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ không hề ban phát sự sung sướng. Muốn được hạnh phúc, cách tốt nhất là nghiên cứu con đường Phật để giữ đúng bản tâm, làm việc thiện. Việc cầu xin ban tài lộc hay bất kể ước mong đều vô nghĩa.

    Những lầm tưởng về đạo phật mọi người hay mắc phải

     

    7. Đạo Phật chỉ dành cho người già

    Ở Việt Nam lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao tuổi, không còn việc gì khác để làm. Nhưng đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn cải thiện đời sống theo hướng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

    Đừng chờ đợi đến khi không còn sức lực và mọi chuyện đều đã trôi qua rồi mới khám phá cách sống đúng, như vậy thì quả là điều đáng tiếc cho tuổi trẻ.