Một số kiêng kị khi bài trí bàn thờ gia tiên với bộ tam sự

Một số kiêng kị khi bài trí bàn thờ gia tiên với bộ tam sự

Ngày đăng: 29/08/2023 03:25 PM

    Tùy theo văn hóa vùng, miền và điều kiện cụ thể của mỗi gia đình mà bàn thờ có thể to, nhỏ, cách bài trí cũng có nét khác biệt. Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc chung trong cách bài trí và sử dụng đồ thờ cúng, như: bàn thờ phải hội đủ ngũ hành; tết nhất phải có mâm ngũ quả; sử dụng hoành phi câu đối, tam sơn, tam sự… trong thờ cúng. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần lưu ý những điều kiêng kị khi bài trí đồ thờ cúng.

    Bên trái bàn thờ không được bừa bộn.

    Phía bên trái bàn thờ gia tiên nếu như để bừa bộn hoặc có thùng rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình.Vì thế, không tự ý để đồ đạc không thuộc đồ thờ cúng phía bên trái.

    Không đặt đồ điện phía bên phải bàn thờ.

    Đồ điện bên phải bàn thờ sẽ làm gia đình phạm vào sát khí của Bạch Hổ. Sát khí này rất không tốt, dễ xảy ra chuyện không may. Bạn có thể đặt các con vật như Long Quy để giảm bớt khí không tốt này ở bên phải bàn thờ.

    Phía dưới bàn thờ không được để đồ.

    Nhiều gia đình vì muốn tiết kiệm diện tích nên thường có thói quen để đồ đạc ở các gầm tủ, gầm bàn thờ. Điều này Phía dưới bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, không được chất đống đồ đạc ở dưới, nếu có thì chỉ nên để một chiếc la bàn. Đặc biệt chú ý không được để đồ điện và bể cá vì sẽ làm tinh thần gia chủ bị sa sút, tài sản hao hụt.

     

    hoành phi câu đối

     

    Bàn thờ không được đặt gần phòng vệ sinh, phòng tắm và bếp.

    Phòng vệ sinh và phòng tắm được cho là nơi trút bỏ những ô uế vì thế nếu đặt bàn thờ gần thì sẽ phạm tội không tôn trọng thần thánh. Điều này là một trong những tối kỵ trong gia đình. Hơn thế nữa, cũng không nên đặt bàn thờ gần phòng bếp, nhà bếp. Bởi như thế sẽ gây hỏa sát rất nặng. Đặt bàn thờ cạnh nhà bếp sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình, làm vận thế giảm sút. Trong trường hợp này cần di chuyển bàn thờ đến nơi khác.

     

    hoành phi câu đối

     

    Ý nghĩa bộ tam sự thờ cúng gia tiên

    Bộ tam sự là một bộ đồ thờ gồm 3 vật : một lư hương + đôi chân nến hoặc một lư hương + đôi hạc.

    – Lư hương: là nơi dùng để đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết. Theo quan niệm tâm linh mùi hương trầm thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí rất tốt; về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.

    – Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ, biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất, trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.Trong phong thủy, con rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Chính vì thế, khi hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.

    – Đôi chân nến : Ngoài việc dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy: Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm- dương, nhật- nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn.

     

     

    Trên đây là một số lưu ý về văn hóa thờ cúng. Hy vọng, với những chia sẻ này bạn có thể có thêm thông tin về cách đặt bàn thờ giúp gia đình luôn thịnh vượng, sum vầy và tài lộc nhất. Bạn có thể mua các đồ thờ cúng tại Đồ Đồng Việt với bảng giá đồ đồng thờ cúng rõ ràng, thoải mái lựa chọn.