Dọn bàn thờ gia tiên ngày tết cần lưu ý gì?

Dọn bàn thờ gia tiên ngày tết cần lưu ý gì?

Ngày đăng: 31/08/2023 01:59 PM

    Tết đến xuân về, ngoài niềm vui đoàn tụ của gia đình thì nhà nào cũng dọn dẹp bàn thờ gia tiên mong rằng có thể thể hiện chút tấm lòng hiếu thảo đến ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, quý vị cũng cần chú ý đến việc sắp xếp trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết. Hãy cùng ĐỒ ĐỒNG VIỆT tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về điều này.

    Dọn bàn thờ gia tiên ngày tết cần lưu ý gì?

     

    Giữ bàn thờ gia tiên sạch bày tỏ lòng hiếu kính

    Bàn thờ là nơi ngự vị của những bề trên trong gia đình, chính vì thế phải lựa chọn vị trí cao nhất để thờ cúng. Điều này tránh được việc va chạm cũng như giảm thiểu bụi bẩn và côn trùng. Trong ngày Tết thì việc lau dọn sạch bàn thờ gia tiên là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

    Phải sử dụng chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ riêng biệt không được sử dụng chung với bất kỳ hoạt động nào. Nước dùng để lâu bàn thờ phải là nước ấm hoặc được nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.

    Trong tâm thức người Việt, tổ tiên đã khuất và các thành viên trong gia đình sẽ có một sự liên kết vô hình chặt chẽ với nhau. Vì không gian thờ tự rất thiêng liêng và trang trọng, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn thoáng đãng và sạch sẽ chính là cách thể hiện sự tôn kính của bậc con cháu đối với bậc bề trên.

    Thực ra, bạn nên hiểu rằng, không phải chờ đến Tết mới bắt đầu bày bàn thờ ngày Tết mà trong những dịp như giỗ chạp, lễ cưới hỏi, … và đặc biệt là hàng ngày chúng ta đều phải dọn dẹp và chăm chút bàn thờ.

    Tuy nhiên, vì dịp lễ Tết là lúc không khí rất vui vẻ và nhộ nhịp, khiến cho ta cảm thấy được sự gần gũi nhất trong tình cảm kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Từ việc khấn vái để dở đồ xuống, đánh sáng bộ lư đồng, lau chùi bài vị, thay cát cho bát hương mới, … tất cả đều thể hiện một tình cảm mật thiết giữa thế giới tâm linh và đời sống thực tại.

    Ngày nay, việc bày biện hay thắp hương (nhang) trên bàn thờ gia tiên không còn phân biệt giữa nam hay nữ, già trẻ hoặc tuổi tác như truyền thống ngày xưa. Dù là ai với tâm thờ cúng thành kính đều có thể dâng hương khấn vái cầu nguyện bình thường

    Chu đáo bày biện, lễ cúng

    Dọn bàn thờ gia tiên ngày tết cần lưu ý gì?

     

    Trong phong tục nước ta, ngoài việc chọn vị trí để đặt bàn thờ, thì việc xem hướng nhà ở và tuổi của gia chủ như thế nào để đặt hướng bàn thờ cho hợp lý là rất quan trọng. Người xưa cho rằng, nếu đặt bạn thờ sai hướng sẽ phạm vào quy luật âm dương, điều này cực kỳ không tốt cho phong thủy gia đạo.

    Việc dọn dẹp hay trang trí bàn thờ trong những ngày thường có thể làm qua loa vì sự bận rộn trong đời sống bình thường. Tuy nhiên, việc bày bàn thờ ngày Tết thì phải cần sự chu đáp và tỉ mỉ nhất định.

    Sắp xếp bát nhang trên gia tiên thì nên đặt bát hương quan trọng ở chính giữa (tượng trưng cho tinh tú) và có cây trụ để cắm hương vòng trên bát hương (tượng trưng cho trục vũ trụ). Bên trái và phải là hai bát hương khác tạo nên tư thế tam tài.

    Góc ngoài cùng sẽ là hai cây nến hoặc cây đèn dầu tượng trưng cho sự soi sáng của mặt trăng và mặt trời. Để những người con có thể giao tiếp với tổ tiên, Thần Phật lúc thỉnh cầu hoặc sám hồi khi phạm sai lầm. Mọi lời cầu nguyện sẽ đi theo vòng khói hương chuyển đến các vị bề trên đáng kính.

    Trong đó, một bộ lễ vật dâng cúng đầy đủ sẽ gồm một bình trà, ly uống nước, giấy tiền vàng mã, bộ quần áo, đĩa trái cây, bình rượu và một bình hoa đẹp mắt. Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.

    Hoa dùng để bày bàn thờ ngày Tết có rất nhiều loại là hoa tươi và hoa giấy bạc (loại này chuyên dùng để hóa vàng). Đối với hoa tươi, người Việt thường chọn những loài hoa mang ý nghĩa bình an, may mắn và hạnh phúc như hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào để trưng bàn thờ Tết…

    Dọn bàn thờ gia tiên ngày tết cần lưu ý gì?

     

    Vào thời điểm sáng 30 Tết thì mọi việc bày biện trên bàn thờ phải được hoàn thành xong xuôi. Tùy theo từng điều kiện gia đình cũng như văn hóa vùng miền như thế nào sẽ chưng thêm một cặp bánh chưng/bánh tét, dưa hấu hay gói thuốc lá. Đây cũng là thời điểm để thắp sáng cho bàn thờ. Nên sử dụng những loại hương vòng hay hương que lớn để có thể cháy liên tục trong nhiều ngày mà không cần phải thắp lại. Thêm vào đó, nó còn là biểu tượng cho các vì tinh tú đang tỏa sáng và sự chăm lo ân cần của con cháu đối với cha mẹ.

    Hương khói là yếu tố giúp làm ấm không gian thờ cúng cũng như đời sống của gia chủ thêm gắn kết với người thân, hạnh phục lâu dài. Nên chọn những loại nhang có mùi thơm đặc biệt thường dùng cho việc cúng bái như hương bài, hương trầm, hương nhài.

    Mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày Tết

    Cuối cùng chính là cách bày bàn thờ ngày Tết với mâm ngũ quả. Bạn nên chọn các loại quả có ý nghĩa và tương ứng với ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

    Một mâm ngũ quả chuẩn phong thủy sẽ gồm 5 loại quả có các màu khác nhau có thể kể đến là hồng, táo, bưởi vàng, quýt, dừa, sung, xoài, … tượng trưng cho mong ước cuộc sống sẽ giàu có, sự nghiệp thăng tiến, cơ thể khỏe mạnh và đời sống luôn bình yên.

    Ngày nay, có nhiều gia đình hiện đại đã làm mới mâm ngũ quả với đa chủng loại trái cây ngoại nhập với hình dáng và màu sắc nổi bật hơn, giúp cho ngày Tết trở nên rộn ràng và đẹp mắt. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình.

    Có thể thấy bày bàn thờ ngày Tết là một việc làm cực kỳ ý nghĩa và đẹp nhất của mỗi con người đối với tổ tiên và những vị Thần, Phật luôn soi sáng, dẫn lỗi trên cả chặng đường dài. Cùng nhau trang trí cho bàn thờ Tết sẽ tăng sự kết nối tình cảm giữa các thành viên với nhau và nó cùng là những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.