Địa chỉ bán bát hương đồng thờ cúng tại TP HCM, lư hương đồng cúng dường tam bảo

Địa chỉ bán bát hương đồng thờ cúng tại TP HCM, lư hương đồng cúng dường tam bảo

Ngày đăng: 30/08/2023 09:51 AM

    Đối với Phật tử, trong gia đình nên có một bàn thờ Phật riêng là điều cần thiết. Dù không được thờ chung với bàn thờ gia tiên nhưng bàn thờ Phật vẫn cần được chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm, hay lễ quả. Trong đó, lư hương (hay còn gọi là bát nhang, bát hương) là vật phẩm quan trọng không thể thiếu. Nên mua bát hương có kích thước như thế nào thì phù hợp? Đâu là địa chỉ bán lư hương thờ Phật, lư nhang cúng dường Tam Bảo đẹp, giá rẻ? Đây là những câu hỏi được nhiều quý phật tử đặt ra. Hãy cùng Đồ đồng Việt tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

    Mẫu lư hương đẹp có thiết kế như thế nào?

    Trên thị trường đồ thờ cúng hiện nay có vô vàn mẫu lư hương với mẫu mã, kiểu dáng, kích thước khác nhau. Trong đó, sản phẩm được làm chủ yếu từ 3 chất liệu như: gỗ, gốm sứ, đồng. Tùy thuộc vào sở thích, cảm nhận mà gia chủ có thể lựa chọn mẫu lư hương phù hợp. Tuy nhiên, nếu xét về tính ứng dụng, độ bền lâu, độ an toàn thì bát hương bằng đồng được nhiều gia đình Việt ưa chuộng hơn cả.

    Vậy như thế nào được đánh giá là mẫu lư hương bằng đồng đẹp? 1. Xét về chất liệu chế tác Lư hương bằng đồng được chế tác từ nhiều loại đồng như: đồng vàng, đồng đỏ, đồng catut. Trong đó, giá bát hương làm từ đồng catut sẽ cao hơn đồng đỏ, đồng vàng. Bát hương làm bằng đồng đỏ sẽ cao hơn sản phẩm làm từ đồng vàng. Bởi tùy thuộc vào độ quý hiếm của mỗi loại đồng sẽ có sự chênh lệch về giá thành nhất định. Bên cạnh đó, người mua cần lưu ý để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng làm từ đồng Đài Loan hay sử dụng đồng pha nhiều tạp chất. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chỉ sử dụng được khoảng 2 - 3 năm đã bong tróc, xỉn màu đen, kém thẩm mỹ.

    2. Xét về họa tiết hoa văn

    Mẫu lư hương bằng đồng đẹp có nét chạm tinh xảo, thường được chế tác theo phương pháp thủ công truyền thống. Những họa tiết hoa văn dù được gò trên nền đồng thô nhưng vẫn thể hiện vẻ đẹp uyển chuyển, mềm mại trong từng chi tiết. Từ đó, toát lên vẻ đẹp sinh động, nét chạm "có hồn", chân thực. Để làm được điều này, đòi hỏi người nghệ nhân phải có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm thì mới có thể làm được. Mặt khác, nhiều mẫu bát hương có hoa văn chạm thủ công nhưng khi nhìn vào đó, người xem cảm thấy rất "bình thường". Bởi trình độ tay nghề của người chạm chưa tới, chưa đạt được sự tinh tấn. Do vậy, giá thành cũng sẽ có sự chênh lệch giữa sản phẩm thực hiện bởi nghệ nhân và thợ học nghề.

    3. Xét về quy cách chế tác

    Ngoài phương pháp gò chạm hoa văn thủ công thì còn một cách khác được nhiều đơn vị áp dụng đó là "gò bằng máy". Đối với những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp "công nghiệp" này thường cho họa văn 100 cái như 1 nhưng đổi lại, bạn sẽ không nhận được một mẫu bát hương đẹp đúng nghĩa. Giá bát hương đúc thủ công thường rẻ hơn rất nhiều so với hàng đúc thủ công truyền thống. Tuy nhiên, mẫu mã phổ thông, hoa văn kém tinh xảo và có tuổi thọ sử dụng thấp, chỉ khoảng 2 - 3 năm đã bay màu, bong tróc. Chung quy lại, tùy thuộc vào điều kiện tài chính, nhu cầu mà người mua sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc "tiện đâu mua đó" bởi chọn đồ thờ cần có sự tham khảo kỹ lưỡng, không nên qua loa, đại khiến khiến bề trên phiền lòng mà trách phạt.

    Lư hương bằng đồng có bền không?

    Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc bởi tại sao có những sản phẩm chỉ sử dụng được 2 - 3 năm như ở trên chúng tôi đã nói. Câu trả lời là "độ bền của bát hương bằng đồng phụ thuộc phần lớn vào loại đồng mà đơn vị chế tác sử dụng. Người xưa có câu "nồi đồng cối đá" ngụ ý chỉ độ bền trường tồn của các sản phẩm làm từ đồng "thanh khiết" (hàm lượng đồng lớn, ít pha tạp chất). Mẫu bát hương được chế tác từ đồng này nếu được xử lý bề mặt kỹ lưỡng thường cho độ bền ít nhất 15 năm hoặc bền vĩnh viễn đối với sản phẩm mạ vàng 24k. Ngược lại, đối với bát hương được làm từ đồng pha nhiều tạp chất (hàm lượng đồng thật chỉ chiếm khoảng 60% - 70%) thường cho độ bền kém, quá trình oxy hóa diễn ra nhanh chóng do bề mặt không được xử lý kỹ lưỡng.