Cúng ông Công ông Táo đúng cách, bạn đã biết chưa?

Cúng ông Công ông Táo đúng cách, bạn đã biết chưa?

Ngày đăng: 29/08/2023 03:36 PM

    Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. 

    Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

    Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

     

     

    Đồ cúng, lễ vật cúng ông Táo

    Thông thường chỉ đơn giản là bánh, kẹo, và nước trà, với mong muốn Táo công “ngọt giọng”, nói những điều hay. Không cần thiết làm cả mâm cỗ, và nếu làm cỗ mặn, cũng không được đặt lên ban thờ, mà đặt ở cái bàn con bên dưới. Lễ vật cúng Táo công thường có: mũ ông công ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ “vàng mã” này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. Thực tế cũng không cần thiết phải dùng những đồ vàng mã này, bạn không sắm cũng không sao. Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc hay cúng một con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng” đưa ông Táo về trời.

     

     

    Vị trí đặt đồ lễ cúng ông Công ông táo:

    Thường làm lễ ngay ở ban thờ thần linh gia tiên, chứ không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật, hoặc lập riêng ban thờ Táo quân.  Một số nơi, nhất là miền Nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp, là điều không cần thiết và không nên, vì trong một nhà thờ nhiều thần linh, sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo, hoặc có những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên.  Đợi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa (nếu có), và mang cá đi phóng sinh.

     

     

    Thời gian cúng ông táo chầu trời:

    Dân gian cho rằng bắt buộc phải làm trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, để ông Táo kịp báo cáo là không phải, vì thực tế theo truyền thuyết đến tối ông Táo mới lên trời. Chúng ta có thể làm trong ngày 23, hoặc nếu vì lý do thời gian, có thể làm từ 21-23 tháng Chạp. Khi khấn, đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay. Bạn nên lưu ý riêng đối với việc cúng ông Táo thì các gia đình nên cúng trước giờ Ngọ. Bởi, nếu qua Ngọ mới cúng thì sẽ không còn giá trị tâm linh vì lúc đó cá đã bay lên chầu trời.