Cùng Đồ đồng Việt tìm hiểu ý nghĩa thờ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Cùng Đồ đồng Việt tìm hiểu ý nghĩa thờ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Ngày đăng: 29/08/2023 03:42 PM

    Sự kiện diễn ra đối với vua Trần Nhân Tông

    Vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, con trai trường của vua Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu. Ông sinh năm Mậu Ngọ (1258) được số sách ghi chép là người rất nhân từ, hòa nhã và được lòng dân chúng, trí tuệ sâu sắc nổi tiếng thời nhà Trần cũng như dân tộc Đại Việt. Lịch sử còn lưu rằng: “Năm 16 tuổi Ngài được lập làm hoàng thái tử, nhưng Ngài đã 2 lần từ chối, cố xin nhường lại cho em là Đức Diệp, nhưng vua cha không cho vì thấy ngài có khả năng lãnh đạo đất nước, giữ gìn giang sơn, gánh vác việc lớn”... Nửa đêm, Ngài trèo tường bỏ trốn, định đi vào núi Yên Tử để tu hành, vua cha Thánh Tông biết tin và cho người đi tìm bắt về làm vua.

    Mặc dù phải miễn cưỡng làm vua nhưng Trần Nhân Tông vẫn hoàn thành tốt trọng trách của một vị vua, hết lòng vì nước vì dân.

    Nhưng khi đất nước thái bình, Ngài đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để chuẩn bị cho con đường xuất gia tu hành của mình ở tuổi 35 (1293). Đây là việc làm phi phàm, hiếm có trong lịch sử nhân loại vì không có ai dám từ bỏ ngai vàng, quyền quý để chọn cuộc sống tu hành khổ cực. Sau khi lên núi Yên Tử tu hành, vua Trần Nhân Tông cùng Thiền sư Đạo Viên sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm. Thiền Phái là sự tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam ở thế kỉ 12 là: Thảo Đường, Vô Ngôn Thông, Tì ni đa lưu chi về một mối, giúp đạo Phật ở Việt Nam ổn định, phát triển.

    Để bày tỏ lòng biết ơn, công ơn với vị vua kiệt xuất của dân tộc, người đời đã tôn vinh ông là Phật Hoàng và tạc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông để thờ tại các chùa chiền, đền miếu hoặc tại gia với ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

    Ý nghĩa thờ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

    Tục thờ cúng tổ tiên, ông cha, những người có công với đất nước từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Với những công lao lớn của vua Trần Nhân Tông, con cháu Việt Nam luôn biết ơn, tôn kính vị vua này và thành tâm dâng hương, cúng lễ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở nhiều đình chùa, bàn thờ gia tiên.

    Điều đó còn cho thấy, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần tiếp thu lời dạy của Phật giáo về lòng biết ơn: tri ân đến những bậc tiền nhân, các chiến sĩ, các vị anh hùng… đã góp công trong việc khai sơn lập địa cũng như việc giữ gìn giang sơn gấm vóc để chúng ta có được một cuộc sống bình yên, tươi đẹp như ngày hôm nay.

    Bồi đắp tình thương, sự nhân từ cho con người

    Việc xoá bỏ mọi dấu tích cho những người dân yếu lòng theo giặc khi đất nước hoạn nạn và việc từ bỏ ngai vàng để xuất gia tu hành khi còn trẻ bởi Ngài nhận ra chân lý: một dân tộc không chỉ được biết đến bởi những chiến thắng, sức mạnh quyền lực, tướng giỏi mà còn phải có những giá trị tinh thần khác như lòng nhân ái, tình thương người để tạo nên sức mạnh đoàn kết.

    Thể hiện trí tuệ của người Việt từ xưa tới nay

    Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng tư tưởng phản ánh bản lĩnh tinh thần và trí tuệ của dân tộc Việt Nam: Ngài không kêu gọi tín đồ rời bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn. Hình tượng của Người đã vượt lên khỏi tầm vóc của một vị vua anh minh, một nhà quân sự lỗi lạc để trở thành một nhà tư tưởng lớn vượt qua thời đại.

    Đề cao tinh thần hòa giải

    Vua Nhân Tông đã dùng trí tuệ và sự nhân từ kết hợp với tinh thần đoàn kết truyền thống của dân tộc Việt để tập hợp mọi người vào sự nghiệp chung: xây dựng nước Đại Việt giàu giá trị nhân văn, kết nối tình người với các dân tộc trên thế giới nhằm xóa bỏ khoảng cách địa lý, khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ.

    Tên tuổi của Người đã được đặt tên cho một viện nghiên cứu đặt tại thành phố Boston của Mỹ, nơi nghiên cứu các giá trị từ di sản vua Trần Nhân Tông đối với thế giới. Đồng thời giải thưởng mang tên Trần Nhân Tông về tinh thần hoà giải là giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương được ra đời, là giải thưởng quốc tế đầu tiên mang tên Việt Nam, hàm chứa các giá trị Việt Nam đã được phổ quát tới toàn nhân loại.