Cửa hàng bán tranh cửu huyền thất tổ tại TP HCM

Cửa hàng bán tranh cửu huyền thất tổ tại TP HCM

Ngày đăng: 29/08/2023 02:01 PM

    Ý nghĩa của bức tranh liên cửu huyền

    Theo đại đức Thích Giác Hoàng thì 4 chữ cửu huyền thất tổ có lẽ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo ra  vào thời kì (1728 – 1715) và ý nghĩa của 4 chữ này được giải thích như sau:

     

    “Cửu huyền: Chín đời: Cao (ông sơ), tằng (ông cố), tổ (ông nội), cha, mình, con, cháu, chắt, chít – Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

     

    Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ” – Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

     

    Như vậy người Việt Nam dùng cụm từ cửu huyền thất tổ để chỉ nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ đã khuất.

     

    Tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, nét đẹp thể hiện đạo hiếu của con cháu tưởng nhớ tới người đã khuất trong gia đình, nó là sợi dây vô hình kết nối giữa hai thế giới, tạo nên sự gắn kết trong gia đình, dòng tộc.

     

    Người Việt Nam từ xưa tới nay luôn chú trọng đến việc lễ nghi thờ phụng, nhất là đối với vấn đề tri ân và báo ân. “Uống nước nhớ nguồn, hay ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây”. Lời răn rặn của cha ông cháu con luôn phải ghi nhớ có như vậy nếp nhà mới vững bền, dòng tộc mới đoàn kết hưng thịnh, đất nước mới lớn mạnh.

     

    Cội nguồn đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta. Họ là những người đã dầy công giáo dưỡng chúng ta khôn lớn nên người. Thế nên, bổn phận làm con chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ công ơn sanh thành giáo dưỡng của ông bà cha mẹ hầu để lo báo đáp thâm ân trong muôn một. Bởi đó là một công lao to lớn mà ở thế gian nầy không gì có thể so sánh được.

     

    Chi tiết sản phẩm tranh Liên Cửu Huyền 70x127cm

    • Tranh cửu huyền thất tổ chạm đồng vàng tinh xảo
    • Kích thước : 70x 127 cm
    • Chất liệu : đồng vàng
    • Chế tác : chạm thủ công tỷ mỉ, tinh xảo

    Bức tranh là hình ảnh non song, nhà cửa hữu tình. Với mong muốn có cuộc sống ấm no sung túc.

     

    Kỹ thuật đúc đồng

    • Tạo mẫu

    Dùng đất sét làm theo mẫu quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng sản phẩm

    Khi đạt yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bannr chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch cao.

    Chỉnh sửa bản chính theo bản phác thảo đã duyệt.

    • Tạo khuôn

    Dùng đất + chấu + giấy gió để làm khuôn âm bản ( khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa )

    Sau đó dùng đất bùn củ + chấu+ bột chịu nhiệt làm cốt bên trong

    Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độc C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật

    Chỉnh sửa khuôn, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối.

    • Nấu chảy nguyên liệu

    Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha với tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu lúc đó đưa rót vào khuôn.

    • Rót khuôn

    Nấu và rót hợp kim vào khuôn : trước khi đúc đồng và các hợp im nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ nhiệt độ cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân đảm trách.

    • Hoàn thiện sản phẩm

    Công đoạn hoàn thiện sản phẩm : sau khi khuôn nguội, tháo khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật, nghệ thuật.

    Khó đúc nhất là các loại : sản phẩm có thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung, tượng phật, tượng người có thần thái, chuông đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.

    Sản phẩm đúc ra sau khi đạt tiêu chuẩn về hình dánh, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này phải có dụng cụ riêng như : khoan, bàn dũa, dao chấn đe… Khâu quan trọng nhất là trạm, với nhất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các đường nét như ý.

    Thêm kỹ thuật nữa là thêm chất khí : khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm nhị khí, 2 loại là tam khi, 4 loại là ngũ khí.

    Ngày nay với nhu cầu cao cấp hơn khi trưng bày gian phòng thờ cúng, cùng với yêu tố thẩm mỹ. Đồ Đồng Việt không ngừng cho ra những sản phẩm bằng đồng đẹp mắt và chất lượng

    • Nhận đúc, chạm thủ công theo mẫu
    • Nhận làm số lượng nhiều cho doanh nghiệp làm quà tặng
    • Nhân đánh bóng sửa chữa sản phẩm

    Xem thêm

    Tranh mừng thọ ông bà – món quà xuân ý nghĩa

    TƯỢNG THÍCH CA BẰNG ĐỒNG 60CM

    Ý NGHĨA PHONG THỦY TƯỢNG CÓC ĐỒNG

     

    Quý khách có thể ghé cửa hàng trực tiếp của Đồ Đồng Việt để xem hàng trực tiếp hoặc điện thoại số hotline để được tư vấn về sản phẩm.

    Hotline : 0934 789 269 - 09669 32 446