Cách thờ cúng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Cách thờ cúng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ngày đăng: 30/08/2023 02:04 PM

    Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn tên đầy đủ là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại. Đồng thời, ngài cũng được biết đến với rất nhiều các tên gọi khác như Thiên Thủ Thánh Quán Âm, Thiên Thù Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Tý Quán Âm,… Danh xưng được lưu truyền của Ngài tại Việt Nam chính là Quán Âm Tứ Tại.

    Trong các tư liệu về Phật giáo, Ngài là Bồ Tát có vị trí đặc biệt quan trọng, được thờ rộng rãi tại các đền chùa. Theo Thiên Thủ Kinh, Ngài chính là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát cõi Tây Phương, nơi Phật A Di Đà cai quản.  

    Luận bàn về tên gọi Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn thì Thiên có nghĩa là nhiều; Thủ là tay; Nhãn là con mắt; Quan là thấu suốt; còn Thế nghĩa là trần gian; Âm là âm thanh. Từ đó, có thể suy ra rằng đây là vị Bồ tát có nghìn tay nghìn mắt, có thể soi chiếu hết cõi trần gian, thấu đạt hết những nỗi khổ đau, bi phẫn của con người. 

    Ý nghĩa tượng Thiên Thủ Quan Âm

    Hình tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đại diện cho những bài học đầy nhân văn nhưng lại rất trí tuệ. Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn có nghìn tay để làm và cũng có nghìn mắt để nhìn thấu chúng sinh. Dù thế thời thay đổi với bao nhiêu biến động thì chân lý này cũng không bao giờ thay đổi.

    Tay Phật

    Hai tay Phật Thiên Thủ Nhãn chắp lại, ở giữa có ngọn Mani là biểu trưng cho sự viên mãn. Hình Phật Thiên Thủ Nhãn trên tay luôn cầm các pháp khí mang ý nghĩa biểu tượng cụ thể như sau: 

    • Chuỗi tràng hoa: Biểu tượng cho lòng từ bị và tâm thanh tịnh.  
    • Pháp luân (bánh xe Pháp): Tượng trưng cho sự ban tặng, cứu thế chúng sinh.
    • Cung tên: Đại diện cho sự hợp nhất, rõ ràng, ngay thẳng, đánh bại mọi yêu ma, phiền não.  
    • Hoa sen: Tượng trưng cho phẩm hạnh thanh tịnh.  
    • Bình cam lộ: Biểu trưng cho năng lượng Phật pháp, diệt trừ yêu ma, đau khổ trong nhân thế.  

    Ngoài pháp khí, ý nghĩa Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn còn được thể hiện qua 42 tay cứu độ chúng sinh tại 25 cõi, trải qua nhiều thăng trầm để đạt tới được sự giác ngộ. Còn những cánh tay chỉ xuống thể hiện sự vô úy thị. 

    Tượng Thiên Thủ có 5 tầng là Pháp thân, Báo Thân và 3 tầng còn lại chính là Hóa Thân. 

    Mặt Thiên Thủ Thiên Nhãn

    Phật có tổng cộng 9 khuôn mặt. Trong đó 3 khuôn bên trái tượng trưng cho bình đẳng trí; 3 khuôn bên phải đại diện cho thuyết pháp quan sát; 3 khuôn ở giữa tượng trưng cho Đại viên cảnh trí.

    Đức Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn còn được biết đến là Phật độ mệnh cho những người tuổi Tý. Vì thế, để giúp hóa giải những điều xui xẻo trong cuộc đời, người tuổi Tý được khuyên nên đeo hoặc mang theo mặt Phật bản mệnh Thiên Thủ Thiên Nhãn bên người. Nếu có điều kiện, nên mua mặt phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bọc vàng trông sang trọng và có độ bền cao hơn.

    Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Phật Chuẩn Đề và Thiên Thủ Thiên Nhãn do tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề và Thiên Thủ Thiên Nhãn nếu nhìn lướt qua thì khá giống nhau. Tượng Chuẩn Đề có nhiều phiên bản và có số lượng tay khác nhau như 16, 18, 32 hay thậm chí 80 tay. Tuy nhiên lại chỉ có duy nhất 1 đầu nên rất dễ để phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề.

    Cách thờ Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

    Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Phật tượng trưng cho tấm lòng bao dung, từ bi, bác ái. Ngày giúp chúng sinh giác ngộ chân lý, tai qua nạn khỏi, xoa dịu những nỗi bi ai. Đồng thời mang đến niềm vui và sự lạc quan, bình yên trong cuộc sống. Khi quyết định thờ tượng Ngài, gia chủ cần biết cách thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đúng như sau:

    • Đặt bàn thờ tượng Phật bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ở vị trí phù hợp. Trường hợp thờ thêm cả Phật khác thì để tượng Phật nơi chính giữa. Còn nếu không có tượng Phật thì để tượng Quan Âm vào chính giữa. Bàn thờ tại gia đặt vị trí chính, trang trọng của phòng thờ để phát huy tối đa tác dụng cảm hóa và giúp tâm gia chủ an lạc hơn.
    • Bàn thờ tượng hình Thiên Thủ Thiên Nhãn nên để đối diện cửa sổ để có đầy đủ ánh sáng. Sau tượng Phật không được có cửa sổ. Nên tham khảo thầy Phong thủy để biết chỗ đặt tượng sao cho phù hợp nhất. 
    • Bàn thờ Phật không được đặt chỗ gia chủ hay ăn uống, cười đùa mà phải là nơi yên tĩnh và thanh tịnh. 
    • Tránh không được đặt bàn thờ hướng về cầu thang, phòng ngủ, nhà vệ sinh. 
    • Những ngày tốt, đẹp để thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là mùng 1, 15, ngày 19/2 âm lịch là ngày vía Đức Quán Thế Âm (ngày đảng sinh), ngày Phật thành đạo 19/6, ngày Phật xuất gia 19/9.
    • Gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ phật trang nghiêm, chu đáo khi rước tượng về là thượng an trên bàn thờ luôn. Không được dừng ghé hay đặt tượng lên chỗ khác trước khi đặt lên bàn thờ. 
    • Trước khi thỉnh tượng Thiên Thủ Quan Âm, gia chủ cần làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước và lễ an vị. Suốt thời gian thỉnh tượng cần ăn chay niệm Phật, tụng kinh bày tỏ lòng thành tâm. 
    • Ngày 1, 15, 30, ngày vía Phật hãy dâng mâm cơm chay, hoa quả, 3 chén nước sạch. Còn ngày thường cúng hoa quả là được. 
    • Không được cúng cỗ mặn, đặt tiền vàng, bùa chú lên bàn thờ Phật. Do làm vậy sẽ đi ngược hoàn toàn với giáo lý nhà Phật.

    Người tâm không thiện chỉ nghĩ Phật Thiên Thủ Bồ Tát có phép lạ và khẩn cầu được ban cho nhiều thứ. Tuy nhiên, đạo Phật không dạy con người chỉ biết khẩn cầu. Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn dạy con người ta phải tự cứu lấy mình, tự thay đổi vận mệnh và biết giúp đỡ những người xung quanh. 

    Nhiều người còn cài hình nền Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn vào điện thoại hay máy tính để nhắc nhở bản thân sống đẹp, sống tốt hơn mỗi ngày.