CÁCH SẮP XẾP BÀN THỜ TRONG NHÀ THỜ TỔ

CÁCH SẮP XẾP BÀN THỜ TRONG NHÀ THỜ TỔ

Ngày đăng: 31/08/2023 02:16 PM

    Trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì việc thờ cúng tổ tiên được chú trọng nhất. Trong mỗi gia đình của người Việt đều có bàn thờ gia tiên. Bất kể gia đình đó theo tôn giáo nào thì đều có bàn thờ tổ tiên. Đặc biêt các dòng họ hầu hết đều có nhà thờ tổ của riêng dòng tộc của mình. Bạn thắc mắc liệu bàn thờ tổ sắp xếp như thế nào và có sắp xếp giống bàn thờ gia tiên của gia đình không. Sau đây ĐỒ ĐỒNG VIỆT xin được chia sẻ bài viết này để giải đáp thắc mắc của quý vị.

     

    Bàn thờ Tổ (Bàn Thờ Họ)

       Tất cả con cháu cùng một dòng họ lập chung một bàn thờ vị Thủy tổ, gọi là Từ đường của dòng họ. Ngày xưa bài vị được ghi bằng chữ Hán. Nhiều dòng họ không có nhà thờ riêng thì xây một đài lộ thiên dựng bia đá, tên thụy, hiệu các tổ tiên.  Mỗi khi có giỗ tổ, hoặc có tế tự của một chi họ, thì cả họ hoặc riêng chi họ đó ra đài lộ thiên cúng tế. Đài lộ thiên này là nơi để cúng tế, hoặc tổ chức các trò vui trong ngày giỗ tổ dòng họ hoặc một chi họ. Cúng tế xong sẽ về nhà tộc trưởng hoặc trưởng chi cùng ăn uống. Những dòng họ lớn, giàu có thường tổ chức trò vui vào đêm hôm Tiên thường.

    Những dòng họ lớn có điều kiện thì xây dựng Nhà thờ Tổ có không gian nội thất đủ lớn để bố trí 3 ban thờ, Ban thờ giữa thờ Thủy Tổ và các chi trong dòng họ, ban thờ bên trái (từ trong nhìn ra) thờ Mãnh Tổ, ban thờ bên phải thờ Cô Tổ.

        Nhà thờ Tổ được giao cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, và chỉ khi nào ngành trưởng không có con trai nối dõi thì việc cúng bái mới chuyển sang chi dưới.

         Hằng năm, ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để nối lại mối quan hệ họ hàng ngày càng thân thiết..

    Bàn thờ Tổ đặt ở gian giữa, Bà thờ Mãnh Tổ đặt bên Tả (bên trái từ trong nhìn ra), Bà thờ Cô Tổ đặt bên Hữu (bên phải từ trong nhìn ra).

    Trưởng Các ngành về sau được thờ trên Ngai Thờ, trên Ngai Thờ để bài vị  hoặc là một ống quyển, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, có phủ nhiễu điều bên ngoài. Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng nhất, nơi mà linh hồn các bậc tổ tiên sẽ ngự trị.

     Gia Phả :   Bất cứ nhà thờ nào trước đây đều cất giữ cuốn sổ ghi chép thế thứ trước sau của tổ tiên, và các thế hệ nối tiếp từ đời này qua đời khác. Cuốn sổ đó được gọi là cuốc gia phả. Sổ gia phả ngày xưa được dùng bằng giấy sắc, viết rất rõ ràng, nắn nót để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, thường được đặt trong khám hoặc trong một lớp riêng để trên bàn thờ. Những dòng họ to, gia phả được chép hoặc in sao thành nhiều bản cho mỗi chi họ một bản để con cháu hiểu rõ về tổ tiên mình.

     

     Trong gia phả, mỗi vị tổ tiên đều được ghi những dòng trích ngang, ngày tháng sinh tử, tên họ, chức tước, có khi còn ghi cả tính tình, sở thích của các vị lúc sinh thời. trong đó còn ghi rõ vị nào tên gì, sinh ra những ai, ngành trưởng, ngành thứ là những ai. Trong gia phả ghi chép đầy đủ cả công trạng của tổ tiên, sinh ở đâu, táng ở đâu, được nơi nào thờ phụng làm phúc thần hay thành hoàng làng đối với những người đã từng là công thần, có công với dân với nước.

        Gia phả ngày nay nay được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ, được in rất đẹp cùng tranh ảnh... như một cuốn nhật ký của Dòng họ. Gia phả ngày nay không chỉ được cất giữ cẩn thận trong tủ thờ của nhà thờ họ, mà còn được in bản tóm tắt  cùng các sơ đồ phả hệ,  được treo trang trọng trên các khung ảnh xung quanh tường nhà thờ họ để các con cháu xa quê mỗi dịp về thắp hương được  đọc, noi gương  và tự hào về dòng họ, về quê hương bản quán của Tổ Tiên...

    Bàn thờ bà cô ông mãnh

             Trong Nhà thờ Tổ, Bàn thờ bà cô ông mãnh được lập ở hai bên bàn thờ tổ. Bàn thờ phía bên trái (từ trong nhìn ra) được thờ MÃNH TỔ, bàn thờ bên phải thờ CÔ TỔ.

    Bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy "hợp" người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được. Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng 1 bàn thờ.

     

    Ngày xưa, Bàn thờ bà cô ông mãnh được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc. Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên. Bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh rất đơn giản, sơ sài. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn... Người ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.

          Ngày nay, khi có điều kiện, hầu hết các nhà thờ tổ đều lập 02 bàn thờ riên để thờ bà cô (Cô Tổ) và ông mãnh (Mãnh Tổ), trong đó bàn thờ các Mãnh Tổ được thờ bằng Ngai, bàn thờ Cô Tổ được đặt Khám Thờ thật trang trọng.

          Nếu người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ lâm râm khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dưới thì phải khấn và lễ. Khi gia đình gặp chuyện về sức khỏe, vật chất... người ta cúng bà cô ông mãnh để được phù hộ độ trì cho mọi sự được hanh thông và tốt hơn.

     

    1, Đỉnh đồng thờ cúng/ lư hương: dùng để đốt trầm hương trong những ngày lễ, tết. thể hiện sự linh thiêng cho không gian thờ cúng. Trên nắp đỉnh là con lân (con nghê) thể hiện sự uy nghi và tối cao, vững chắc và kiên cố cho không gian thờ ngoài ra nó còn chấn hưng không gian thờ, không để tà khí xâm phạm.

    2, Bát hương: dùng để thắp hương tỏ lòng thành kính, hiếu thảo đến các vị thần linh cũng như ông bà tổ tiên của gia đình. Bát hương bằng đồng được ví như ngôi nhà nơi mà thần linh , ông bà tổ tiên về ngự, là nơi kết nối gắn kết với người đã khuất thông qua việc thắp hương. Theo quan niệm dân gian thì bát hương không nên sử dụng màu Vàng vì màu vàng là màu của vua chúa thường để dùng để thờ quan, thần có tước vị hoàng tộc

    3, Mâm bồng : dùng để trưng trái cây, đồ cúng giấy tiền dâng lên thần linh hay ông bà tổ tiên

    4, Ngai chén: dùng để đựng nước ngụ ý cho sự vững chắc và bền lâu. Nước được tượng trưng cho sự sống.

    5, Lọ hoa bằng đồng: dùng để trưng hoa tỏ lòng thành kính, hiếu thảo đến các vị thần linh cũng như ông bà tổ tiên của gia đình.  Ngoài ra còn đem đến cho không gian thờ sự mát mẻ, thanh tịnh

    6, Đèn thờđôi đèn thờ ở hai bên góc ngoài bàn thờ tượng trưng cho ánh sáng mặt trời và mặt trăng thắp sáng muôn loài muôn vật. Theo quan niệm của đạo Phật: đèn biểu hiện cho trí tuệ, soi sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mang đến tốt lành.

    7, Chân nếncó hai chân nến ở hai bên góc ngoài bàn thờ tượng trưng cho ánh sáng mặt trời và mặt trăng thắp sáng muôn loài muôn vật. Theo quan niệm của đạo Phật: đèn biểu hiện cho trí tuệ, soi sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mang đến tốt lành.

    8, Ống hươngđược đặt ở 2 bên ngoài đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ

    9, Đài thờgồm có 3 đài nhỏ dùng để chứa rượu, gạo, muối. Với mong muốn sung túc, đầy đủ, gia đình anh em hòa thuận, yêu thương nhau.

    10. Đôi hạc thờlà sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời và đất, âm-dương, thanh cao và trường tồn. Theo quan niệm hạc đứng trên lưng long rùa(rùa thần) là sự gắn kết giữa trời và đất, giữa âm và dương, thanh cao và trường tồn, giúp cho cuộc sống của gia tiên ở thế giới bên kia được no ấm, hạnh phúc.