Cách chọn bình hoa và hoa dâng cúng đúng ý nghĩa

Cách chọn bình hoa và hoa dâng cúng đúng ý nghĩa

Ngày đăng: 29/08/2023 02:30 PM

    Ý nghĩa của việc dâng hoa.

     

     

    Trên ban thờ, vào ngày giỗ chạp hay lễ tết đều phải có những bình hoa ngát hưng tỏ lòng thành kính hiếu thảo với tổ tiên.

    Ngày rằm, mùng một, giỗ chạp, lễ tết .. ban thờ thơm nức hương trầm và hương hoa tạo nên không gian linh thiêng rất riêng biệt.

    Theo nhiều nhà tâm linh, bên cạnh nén hương, chén nước, mâm cơm.. ban thờ của người Việt Nam luôn có bình hoa đẹp thay cho các đĩa hoa xưa.

     

    Trong đạo Phật hoa dâng cúng đẹp tượng trưng cho sự thanh khiết, thơm tho có ý nghĩa dâng điều thiện lành, tốt đẹp, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn cúng chư phật và gia tiên, dù vật chất không nhiều.

    Dâng hoa có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được cho cuộc sống, như những đóa hoa tươi thắm.

    Đối với các phật tử , hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

    Các loại hoa nên cúng

    Có 3 điều quan trọng cần ghi nhớ khi chọn mua hoa dâng cúng ban thờ là

    Hoa dang cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp.

    Về cơ bản loại hoa dâng cúng ban thờ gia tiên và hoa dâng cúng ban thờ Phật là như nhau. Tuy nhiên hoa cúng lễ phật nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là những màu tượng trưng cho nhà phật : cúc vàng, hồng đỏ

    Mỗi lọ hoa cúng ban thờ gia tiên nên cúng hoa một màu để tạo sự trang nghiêm.

    Hoa bây giờ có hàng trăm loại tùy mùa mà dâng cúng hoa khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cú, hồng, sen, huệ, .. Do đó cần biết chọn hoa cúng phù hợp với trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

    Bàn thờ gia tiên có thể cúng hoa cúc, hoa hồng, hay huệ, sen

    Những lưu ý khi dâng hoa trên ban thờ

     

    Hoa đặt ban thờ cũng cần đạt được sự cân đối

     

    - Linh hoạt: Không nên quá cứng nhắc trong việc chọn hoa bởi nó còn tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng miền. Điều quan trọng hơn hết vẫn là lòng thành của mỗi người. Ngoài ra, nếu không chọn được hoa có màu vàng rực hay đỏ thắm, có thể dùng chọn những loại hoa khác có sắc độ nhạt hơn.

     

    - Tiết chế: Trong một bình hoa, không nên cắm quá nhiều loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau vì nó làm mất đi sự trang trọng và ý nghĩa của hoa.

     

    - Cân đối: Theo tín ngưỡng dân gian, sự cân đối là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, ban thờ trang trọng luôn phải đạt được điều này ngay cả với cách trưng hoa.

     

    Ngoài chọn hoa đẹp cũng cần một bộ lọ hoa đẹp.  

     

     

    Ngoài bộ ngũ sự cho ban thờ thì đôi bình hoa ( bình bông ) cũng là vật không thể thiếu. Nếu gia đình bạn vẫn luôn dâng hoa khi cúng thì đôi bình hoa là vật để cắm hoa tươi, hoa giả, hay hoa sen bằng đồng. Biểu trưng hương hoa nơi ban thờ.

     

    Đôi Bình hoa bằng đồng màu giả cổ được đúc nguyên bản bằng đồng thau nguyên chất. Sản phẩm được đúc thủ công sắc nét, bề mặt nhẵn mịn cao cấp. Các hoa văn trên thân bình hoa được nghệ nhân trạm tỷ mỉ. Trạm đều hai mặt của bình hoa, phía hông có khắc chữ hoặc câu thơ theo yêu cầu.

     

     

    Kỹ thuật đúc đồng

    1.Tạo mẫu

    Dùng đất sét làm theo mẫu quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng sản phẩm

    Khi đạt yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bannr chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch cao.

    Chỉnh sửa bản chính theo bản phác thảo đã duyệt.

    2. Tạo khuôn

    Dùng đất + chấu + giấy gió để làm khuôn âm bản ( khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa )

    Sau đó dùng đất bùn củ + chấu+ bột chịu nhiệt làm cốt bên trong

    Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độc C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật

    Chỉnh sửa khuôn, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối.

    3. Nấu chảy nguyên liệu

    Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha với tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu lúc đó đưa rót vào khuôn.

    4.Rót khuôn

    Nấu và rót hợp kim vào khuôn : trước khi đúc đồng và các hợp im nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ nhiệt độ cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân đảm trách.

    5. Hoàn thiện sản phẩm

    Công đoạn hoàn thiện sản phẩm : sau khi khuôn nguội, tháo khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật, nghệ thuật.

    Khó đúc nhất là các loại : sản phẩm có thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung, tượng phật, tượng người có thần thái, chuông đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.

    Sản phẩm đúc ra sau khi đạt tiêu chuẩn về hình dánh, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này phải có dụng cụ riêng như : khoan, bàn dũa, dao chấn đe… Khâu quan trọng nhất là trạm, với nhất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các đường nét như ý.

    Thêm kỹ thuật nữa là thêm chất khí : khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm nhị khí, 2 loại là tam khi, 4 loại là ngũ khí.

     

    Đồ Đồng Việt có làm theo yêu cầu của khách hàng. Có nhận phục hồi đánh bóng các sản phẩm đồng.

     

    Xem thêm : Đồ đồng thờ cúng